Bếp từ- Một số mã báo lỗi bếp từ thường gặp
Các hãng bếp từ nổi như bếp từ Giovani, bếp từ Bosch, bếp từ cata,.. tùy không có cùng kích thước kiểu dáng nhưng khi sử dụng đều bị các lỗi thông thường thì giống. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết các mã lỗi hay gặp ở bếp từ và cách bạn tự khắc phục mà không cần phải đem bếp ra tiệm sửa chữa.
Mã lỗi EF: Báo bề mặt ướt
Màn hình LCD của bếp điện từ hiện lên mã lỗi EF có nghĩa hiện tại bề mặt của bếp đang bị ướt, bếp không thể truyền nhiệt làm nóng nồi để nấu thức ăn.
Cách khắc phục: Bạn cần tắt bếp ngay sau đó lấy một chiếc khăn mềm lau nhẹ lên bề mặt bếp để vệ sinh mặt bếp từ, khi bếp đã khô, bật bếp lại là có thể sử dụng bình thường.
Mã lỗi AD: Nồi nấu quá nóng, đáy nồi không bằng phẳng không tiếp xúc được nhiều với bếp
Lỗi này xuất hiện khi nồi nấu quá nóng, đáy nồi lồi lõm, không bằng phẳng, phần đáy không tiếp xúc nhiều vời mặt bếp, hoặc có thể có vật cản giữa nồi với mặt bếp.
Cách khắc phục: Tắt bếp, kiểm tra lại vị trí đặt nồi, loại nồi, nếu nồi không thích hợp thì đổi nồi phù hợp hơn, nếu có vật cản thì lau sạch mặt bếp và phần đáy nồi.
Mã lỗi E0 : không có dụng cụ nấu đặt trên bếp, dụng cụ nấu không thích hợp
Xuất hiện lỗi này có thể do: khi bật bếp mà không có dụng cụ nấu đặt trên bếp, hoặc dụng cụ đang sử dụng không được làm từ vật liệu có từ tính như nồi làm bằng đất, thủy tinh, nhôm… Nguyên nhân dẫn đến mã lỗi này cũng có thể do dụng cụ nấu có kích thước quá nhỏ so với kích thước của bếp.
Cách khắc phục : chọn dụng cụ nấu được làm từ vật liệu bằng sắt như nồi sắt tráng men, chảo thép không gỉ… Lưu ý, dụng cụ nấu phần đáy có đường kính phải lớn hơn 10cm, không quá nhỏ so với đường kính vòng bếp và không lớn quá 26cm.
Mã lỗi E1: Bếp điện từ quá nóng
Do đun nấu với mức công suất lớn, trong thời gian lâu sẽ dẫn đến sự “quá tải” của bếp điện từ, bếp quá nóng sẽ hiện thị mã lỗi E1.
Cách khắc phục: nhanh chóng tắt bếp, lấy dụng cụ nấu ra, kiểm tra và bảo đảm bộ phận thông gió (quạt) không bị cản trở và để bếp nguội tối thiểu 10 phút trước khi bắt đầu nấu ăn lại.
Mã lỗi E3: nguồn điện thấp hơn 170V
Lỗi E3 xuất hiện khi nguồn điện vào bếp điện từ thấp hơn mức 170V hoặc do nguồn điện bị quá tải.
Cách khắc phục: Trước tiên cần tắt bếp, sau đó kiểm tra nguồn điện trong nhà, cách giải quyết trường hợp này cần một chiếc ổn áp để điểu chỉnh nguồn điện.
Mã lỗi E4: Nhiệt độ dụng cụ nấu vượt 280oC, dòng điện quá cao
Khi dụng cụ nấu có nhiệt độ cao hơn 280oC hoặc khi dòng điện ở mức quá cao thì bếp điện từ sẽ hiện mã lỗi E4 cùng với tiếng tít gián đoạn.
Cách khắc phục: khi nhiệt độ quá cao điều cần làm đầu tiên là tắt bếp, giảm nhiệt, nhấc dụng cụ nấu khỏi bếp, xem lại dòng điện, chờ tổi thiểu 10 phút trước khi bật bếp nấu ăn tiếp.
Mã lỗi E5: Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt
Lỗi E5 chỉ xuất hiện khi nào có hiện tượng trở cảm biến bị quá nhiệt.
Cách khắc phục : tắt bếp, chờ bếp nguội, nhiệt độ giảm xuống, khi lỗi không còn, bạn có thể quay lại công việc nấu ăn còn dang dở.
Mã lỗi E6: Cảm biến nhiệt có vấn đề, nhiệt độ đáy dụng cụ nấu quá cao
Bếp hiển thị E6 cảnh báo cảm biến nhiệt bị lỏng, bị tắt hoặc nguyên nhân có thể do nhiệt độ ở đáy dụng cụ nấu quá cao.
Cách khắc phục: bếp cần được làm nguội ngay lập tức bằng cách tắt bếp, nhấc nồi ra, làm thông thoáng xung quanh bếp, chờ đến khi bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp.